Bảo trì thang máy là dịch vụ bảo dưỡng thang máy định kỳ các thiết bị thang máy giúp cho thang máy được vận hành an toàn, êm ái, ngăn chặn kịp thời các lỗi sự cố cho thang máy.
Tiêu chuẩn quy định về bảo trì thang máy dựa trên những yêu cầu về an toàn sử dụng thang máy như sau:
Thang máy khi đưa vào hoạt động phải đảm bảo ở trạng thái hoàn thiện, các bộ phận kỹ thuật hoạt động tốt, có chứng chỉ hoạt động và chứng nhận nghiêm ngặt về quy định an toàn của thang máy.
Thời gian bảo trì, bảo hành theo đúng quy định khi mới lắp đặt, bảo trì thường xuyên không quá 2 tháng.
Để đảm bảo việc bảo trì, bảo dưỡng thang máy được diễn ra suôn sẻ cần phải có quy trình kiểm tra và thực thi rõ ràng từng giai đoạn. Việc có một quy trình làm việc chi tiết sẽ giúp cho việc bảo trì thang máy được thuận lợi và ít xảy ra sai sót, cuốn gọn từng giai đoạn cần bảo trì.
Quy trình kiểm tra bảo trì thang máy được thực hiện theo các bước:
Tại bước này bên phía bảo trì gặp gỡ đơn vị đại diện sử dụng thang máy trao đổi tình hình hoạt động của thang để nắm bắt sơ bộ về những phần cần bảo trì.
Tiến hành đi lại trong thang, đánh giá chất lượng thang máy qua quá trình lên xuống, tiếng thang máy, tốc độ hành trình, mở cửa (đánh giá sơ bộ chất lượng chú ý những điểm không bình thường của thang máy).
Để bảo trì thang máy được chính xác nhất không thể bỏ qua được các bước kiểm tra các bộ phận sau của thang máy:
Kiểm tra phòng máy bao gồm các thiết bị như: Cầu dao, máy kéo, quạt, nhớt hộp số, puly phát tốc, phát xung, cáp tải (với cáp tải kiểm tra sự ăn mòn của cáp, cáp nổ để có phương án bảo trì thay thế); bộ phận chống vượt tốc; ngắt điện kiểm tra bình ắc quy, bình cứu hộ khẩn cấp; cho thang vận hành kiểm tra hoạt động của tủ điện; vệ sinh các bộ phận máy kéo, tủ điện, và các thiết bị trong phòng máy.
Các bộ phận bên trong buồng máy cần kiểm tra như : Bảng điều khiển, Đèn quạt trong Cabin, và hoạt động đóng mở của cửa Cabin.
Với bảng điều khiển cần thử bảng điều khiển bằng cách gọi các tầng lên xuống kiểm tra tính chuẩn xác, sự nhanh nhạy khi dừng lại giữa các tầng.
Di chuyển đi lại trong Cabin kiểm tra cửa Cabin hoạt động đóng mở có đúng tốc độ và khớp nhau, có gây ra tiếng lịch kịch khi đóng mở thang máy hay không.
Hố thang máy cần kiểm tra các bộ phận: công tắc điều khiển, đối trọng, ty cáp tải đầu Cabin, thắng cơ, bộ truyền cửa, rail,….
Phần rail kiểm tra và châm thêm nhớt, vệ sinh kiểm tra các hộp số giới hạn.
Vệ sinh đầu Ca, bảo trì thay thế các thiết bị cần thiết; kiểm tra bình ắc quy, đèn cấp cứu và chuông báo sự cố,…
Đối với hố PIT cần kiểm tra độ chống thấm của hố pit, vệ sinh đáy hố, kiểm tra các công tắc đáy hố, kiểm tra đối trọng, giảm chấn đối trọng và cabin.
Di chuyển lên từng tầng kiểm tra nút bấm gọi tầng ngoài cửa thang máy và số tầng hiển thị trên nút gọi tầng có chuẩn xác hay chưa.
Mỗi một bộ phận của thang máy đều mang những chức năng chuyên biệt khác nhau, do vậy cần được kiểm tra kỹ lưỡng và phát hiện sai sót sớm nhất để nhanh chóng được khắc phục giúp thang máy được hoạt động an toàn trở lại.